Trang chủ         

 

KTS Trần Thị Bích Huyền (+84 028) 39453211 or 0908 770 961   

Email: nhadepvuonxinh.com.vn@gmail.com

Thi công xây dựng nhà phố

Thi công xây dựng nhà phố là giai đoạn quyết định đến chất lượng và tính chính xác của kiến trúc tổng thể của ngôi nhà theo hồ sơ thiết kế.

thi-cong-xay-dung-nha-pho

Đặc thù trong thiết kế nhà phố

Chìa khóa trong thiết kế nhà phố là khả năng bố trí các không gian chức năng theo chiều cao và chiều sâu nhằm tăng diện tích sử dụng cho ngôi nhà. Bên cạnh đó còn phải giải quyết vấn đề lấy ánh sáng, tạo độ thông thoáng cho ngôi nhà phố. Tính thẩm mỹ trong thiết kế nhà phố cũng là một thử thách không nhỏ cho các kiến trúc sư. Thiết kế nhà phố theo phong cách hiện đại giải quyết được vấn đề này với những ưu điểm vượt trội về chi phí, tiện dụng và thẩm mỹ. Đây cũng là xu thế chính trong thiết kế nhà phố ngày nay.

Quy trình thi công xây dựng nhà phố

Quy trình thi công xây dựng nhà phố giúp chủ đầu tư và nhà thầu nắm được khối lượng công việc để lập kế hoạch thi công cũng như giám sát, qua đó kiểm soát được tiến độ thi công.

thi-cong-xay-dung-nha-pho-1

1. Giai đoạn chuẩn bị

  • Định vị công trình
  • Chuẩn bị mặt bằng thi công
  • Tiếp nhận tập kết vật tư

2. Xử lý nền móng bằng phương pháp ép cọc bê tông cốt thép

  • Chuẩn bị vật tư, trang thiết bị
  • Ép cọc thử
  • Tiến hành ép cọc đại trà
  • Nghiệm thu giai đoạn ép cọc

3. Thi công móng bê tông cốt thép

  • Đào đất hố móng
  • Đổ bê tông lót
  • Đổ bê tông móng
  • Xây tường móng
  • Đổ bê tông giằng
  • Thi công hạng mục, bộ phận dưới cốt ( bể phốt, hố ga, bể ngầm,…)
  • Nghiệm thu phần móng

 4. Thi công phần thân

Phần thân bao gồm hệ thống khung bê tông cốt thép, sàn, tường và mái. Các công việc chung cần tiết hành là xác định mốc thuẩn thi công, lắp cốt thép, ghép cốp pha, đổ bê tông…Quá trình thi công tương tự nhau tuần tự từ tầng 1 đến mái.

  • Thi công cột bê tông cốt thép
  • Thi công sàn bê tông tầng 1
  • Xây tường tầng 1
  • Xây cầu thang tầng 1
  • Nghiệm thu tầng 1
  • Tương tự cho tầng 2, 3…

 5. Thi công phần mái

  • Thi công cách nhiệt và tạo độ dốc cho mái
  • Đổ bê tông chống thấm
  • Thi công lớp gạch lá (nếu có)
  • Hoàn thiện phần mái
  • Nghiệm thu phần mái

6. Thi công phần hoàn thiện

  • Quy trình thi công hoàn thiên theo nguyên tắc từ trong ra ngoài, từ trên xuống dưới.
  • Trát trần, tường
  • Lát, láng nền, sàn
  • Ốp tường
  • Làm trần, đắp nối các chi tiết
  • Lắp chỉnh các cửa, đồ mộc
  • Lắp đặt thiết bị kĩ thuật
  • Sơn phủ bề mặt
  • Nghiệm thu hoàn thiện

 7. Tổng vệ sinh sau xây dựng và bàn giao công trình

thi-cong-xay-dung-nha-pho-2

 Sau mỗi một giai đoạn thi công xây dựng nhà phố, thông thường nhà thầu đều tiến hành dọn vệ sinh cơ bản để chuẩn bị cho giai đoạn tiếp theo. Tuy nhiên khi hoàn tất quá trình thi công cần tiến hành tổng vệ sinh sau xây dựng một lần nữa để có thể bàn giao cho chủ đầu tư đưa vào sử dụng ngay.

 Những điểm cần lưu ý khi thi công xây dựng nhà phố

» Khi thi công nhà phố cần khảo sát kĩ tình trạng của các công trình hiện hữu liền kề với khu vực thi công, bao gồm cả phần nổi cũng như các kết cấu chìm. Từ những dữ liệu thu thập được, tiến hành đánh giá và đưa ra những giải pháp phù hợp nhất để việc thi công xây dựng nhà phố không gây mất an toàn cũng như ảnh hưởng đến các công trình liền kề khác.
» Để tránh những tranh chấp có thể sảy ra khi thi công xây dựng, quá trình khảo sát phải tiến hành đúng quy định hiện hành về thi công xây dựng nhà phố, cần có phim ảnh chụp lại hiện trạng trước khi tiến hành thi công và lập biên bản được xác nhận của các bên có liên quan.
» Trong trường hợp thi công xây dựng nhà phố mà kế bên là những công trình hiện hữu quá cũ kĩ, dễ bị ảnh hưởng trong quá trình thi công. Cần trao đổi với chủ nhân những công trình đó để đạt được thỏa thuận chung và đề ra phương pháp chống đỡ trước khi tiến hành thi công.
» Trong quá trình thi công xây dựng nhà phố cần liên tục theo dõi những biến dạng có thể có của công trình đang thi công cũng như các công trình liền kề để kịp thời đưa ra những biện pháp ngăn ngừa những sự cố đáng tiếc có thể sảy ra.
» Khi sử dụng phương pháp ép cọc nhồi để làm móng trong thi công xây dựng nhà phố cần để lại ống vách cho những cọc kế bên các công trình liền kề. Khi dùng phương pháp đào móng băng để làm móng cho nhà phố cần thi công cừ chắn đủ sâu tại ranh giới với các công trình liền kề. Tránh sử dụng biện pháp hạ mực nước ngầm trong thi công xây dựng nhà phố vì có khả năng làm các công trình liền kề bị sụt lún.
» Nếu công trình liên kế có tải trọng lớn, khi thi công xây dựng nhà phố cần tiến hành các biện pháp chống thành vách ngăn bằng cừ thép để đảm bảo an toàn trong thi công cũng như không gây ảnh hưởng đến công trình.

Thông tin liên hệ:

  • KTS. Trần Thị Bích Huyền
  • Đt: 028 39 453211 -  0908 770 961
  • Email: huyen.tran@nhadepvuonxinh.com.vn, nhadepvuonxinh.com.vn@gmail.com
  • Website: www.nhadepvuonxinh.com.vn
  • Đc: 197 Tôn Thất Thuyết, P.3, Q.4, TP. HCM

Xem tiếp

Liên hệ chúng tôi