Trang chủ         

 

KTS Trần Thị Bích Huyền (+84 028) 39453211 or 0908 770 961   

Email: nhadepvuonxinh.com.vn@gmail.com

Mượn tuổi xây nhà như thế nào cho đúng?

Mượn tuổi làm nhà thực chất rất khó, và cũng nhiều câu hỏi xoay quanh việc tại sao phụ nữ lại không được chú trọng trong việc “nhà cửa” để tìm hiểu kỹ hơn về việc xem tuổi làm nhà và trong câu hỏi mượn tuổi làm nhà thế nào cho đúng, các chuyên gia sẽ lý giải rõ hơn về vấn đề này.

Cách mượn tuổi làm nhà khi bạn có dự định xây nhà mới mà năm đó bạn không hợp tuổi, cần phải đi mượn tuổi người khác để làm nhà.

Mượn tuổi làm nhà như thế nào cho đúng?

Mượn tuổi làm nhà thực chất rất khó, và cũng nhiều câu hỏi xoay quanh việc tại sao phụ nữ lại không được chú trọng trong việc “nhà cửa” để tìm hiểu kỹ hơn về việc xem tuổi làm nhà và trong câu hỏi mượn tuổi làm nhà thế nào cho đúng, các chuyên gia sẽ lý giải rõ hơn về vấn đề này.

*Làm nhà xem tuổi đàn ông

Theo phong thủy thì trong việc "khai môn lập hướng" tính phong thủy cho một ngôi nhà người ta ít khi lấy tuổi đàn bà mà coi tuổi người đàn ông như một tiền đề để định cát hung. Thực tế, xét cho cùng cũng bởi thuyết Âm dương Ngũ hành với nguyên lí Âm thuận tòng dương. Đối với một gia đình hai vợ chồng thì lý thuyết này coi người chồng là dương, vợ tính là âm. Bởi vậy người xưa mới có câu "lấy vợ xem tuổi đàn bà, làm nhà xem tuổi đàn ông".

Trong một đại gia đình, các thành viên có quan hệ huyết thống, vai trò người cha, người ông được xem như gốc rễ của cái cây phả hệ. Thuyết Âm dương Ngũ hành coi người đứng đầu như ông, cha trong gia đình như một chủ thể đại diện. Còn các vai vế khác trong gia đình như vợ, con, cháu... nằm trong mối quan hệ phụ thuộc. Có thể hiểu rằng người đứng đầu trong gia đình (ông, cha) thuộc tính dương được ví như chiếc đầu tàu kéo theo những toa thành viên còn lại trong gia đình đi theo. Lý thuyết này không thay đổi cho dù ở bất cứ thời đại nào, dù là chế độ chính trị khác nhau.

Dân gian còn quan niệm, đối với nhà nhiều thế hệ, dù lấy tuổi đàn ông làm nhà nhưng vẫn chú trọng lấy tuổi cao nhất. Điều này thể hiện sự sống lâu nên nhà sẽ bền vững.

*Mượn tuổi lớn hơn gia chủ thì càng tốt

Hiện nay còn duy trì quan niệm nếu không được tuổi làm nhà thì mượn tuổi tốt theo cửu trạch. Người này sẽ khấn hộ trước bàn thờ thần linh khi động thổ. Cách làm này chưa chính xác. Bởi nếu đã quan niệm thần linh thiêng liêng, nhìn được trăm sự thì việc mượn tuổi lại biến thành hành động lừa dối. Vì thế, về nguyên lý là chưa phù hợp. Còn để đúng tuổi người mượn thì cần có sự mua bán theo khế ước thực sự. Khi làm nhà xong bán lại theo khế ước cho chủ cũ. Tuy nhiên, người tốt, hay làm phúc đức thì năm tháng nào cũng tốt nên có thể làm nhà bất cứ thời điểm nào. Còn người xấu thì ngày tốt cũng là vận hạn.

Ở quan điểm khác, nếu mảnh đất không hợp với tuổi gia chủ thì có thể nhờ người thân hoặc bạn bè đứng tên sổ đỏ để làm nhà. Tuy nhiên, đây là cách làm chưa đúng. Bởi học thuyết phong thủy ra đời cách đây đã mấy nghìn năm và có nhiều ứng dụng trong thực tiễn.

Các giấy tờ quyền sở hữu đất đai, sổ đỏ sổ hồng như ngày nay là hoàn toàn xa lạ với đời sống con người ở thời kỳ đó. Vì thế, khi nghiên cứu phong thủy nên loại bỏ các vấn đề liên quan tới hành chính. Không có các yếu tố về hồ sơ hành chính hay sự sở hữu, phong thủy vẫn tồn tại độc lập và ảnh hưởng khách quan tới các cá nhân trong ngôi nhà mà ta sinh sống.

Xét cho cùng, môn phong thủy là nghiên cứu sự tương tác của môi trường tới đời sống và sinh hoạt của con người. Sự tương tác này là tương tác thực sự và trực tiếp tới những cá nhân trong địa bàn cư trú. Thực chất giấy chứng nhận quyền sử dụng đất không thể giải quyết được những vấn đề phong thủy. Các yếu tố phong thủy chỉ tác động đến người trực tiếp ở trong căn nhà. Quan niệm "thay tên, đổi chủ" trên giấy tờ để mong hóa giải được những bất lợi về mặt phong thủy là sai lầm".

Trong thực tế nếu trong năm nào đó gia chủ chưa được tuổi làm nhà thì có thể mượn tuổi người thân hoặc bạn bè hợp tuổi đứng ra động thổ giúp. Người mượn tuổi nên là nam giới, nếu tuổi tác lớn hơn gia chủ thì càng tốt. Một điều cần chú ý là gia đình không có tang chế và điều quan trọng nữa đó là tuổi không phạm vào các hạn Tam Tai, Hoang Ốc, Kim Lâu.

Quan điểm về mượn tuổi làm nhà của các Trường Phái:

+ Quan điểm của Duy Vật: Chúng ta đang sống trong vũ trụ, mọi sự vật, sự việc đều chịu sự tác động, chi phối của trường khí vũ trụ. Khí trường vũ trụ năm đó tác động lên nhà của bạn thì chính bạn chịu tác động của tương hỗ của khí đó. Còn người cho mượn tuổi không bị ảnh hưởng của trường khí đó và việc mượn tuổi để làm nhà sẽ chỉ là biện pháp trấn an tâm lý?

+ Quan điểm của Duy Tâm: Người cho mượn tuổi thay mặt chủ nhà thì các Thần Linh trong khu đất đấy sẽ chứng kiến việc người cho mượn tuổi xây nhà, khi đó Thần Linh sẽ giúp đỡ hay quở trách người cho mượn tuổi mà sẽ không ảnh hưởng đến chủ nhà. Vì vậy, nên mượn tuổi của người trong nhà hay trong nội tộc càng gần càng tốt.

+ Quan điểm của Dịch Học: Động thổ để xây nhà mới như là việc khai mở huyệt đạo. Nên lựa chọn Trạch thời cho đúng hay phù hợp sẽ nhận được cát khí của vũ trụ hỗ trợ cho Trạch vận.

Theo sự hiểu biết của chúng tôi thì khi bạn làm nhà mới sẽ rất vất vả, cuộc sống sẽ bị xáo trộn (đi thuê nhà, ở tạm…) nên cần chuẩn bị: Tâm Lý tốt ( hòa hợp, nhất trí cao trong toàn thể gia đình), bố trí công việc khoa học, chuẩn bị chu đáo… thì mọi việc sẽ trở nên tốt hơn, tránh được những vấp váp trong quá trình làm nhà.

Kinh nghiệm "mượn tuổi làm nhà"

+ Nên mượn tuổi của người thân trong nhà, trong nội tộc, gần nhà bạn có dự định xây là tốt nhất sẽ thuận tiện cho bạn về các thủ tục sau này.

+ Người cho mượn tuổi không được cho người thứ 2 cùng mượn tuổi trong thời gian mà người mượn trước chưa làm nhà xong. Vì vậy, khi mượn tuổi ai đó bạn cũng nên hỏi kỹ vấn đề này trước khi bạn có ý định nhờ để giúp mình động thổ.

+ Chỉ được phép mượn tuổi để khởi công xây nhà mới. Không mượn tuổi khi sửa nhà.

Nếu bạn dự định sửa chữa nhỏ mà không động đến đất thì chỉ cần chọn ngày tháng đẹp để làm.

Nếu bạn sửa nhà mà động đến đất thì cần xem đến năm vì khi đó động chạm đến Thần Linh.

Nếu năm bạn định sửa nhà mà không được tuổi thì nên chọn năm khác.

Hướng dẫn thủ tục mượn tuổi làm nhà

+ Chủ nhà làm giấy bán nhà tượng trưng cho người mượn tuổi;

+ Khi động thổ, người được mượn tuổi làm lễ khấn vái và động thổ ( cuốc 5 hay 7 cái tượng trưng tại hướng đẹp).

+ Trong thời gian làm lễ, gia đình chủ nhà nên tránh đi chỗ khác khi làm lễ xong có thể về và làm các công việc bình thường.

+ Khi đổ mái ( làm nóc) người được mượn tuổi cũng làm các thủ tục thay chủ nhà và gia đình chủ nhà cũng tránh đi nơi khác trong quá trình làm lễ.

+ Khi nhập trạch người được mượn tuổi làm các thủ tục cần thiết như: Dâng hương, khấn hoàn thành nhà mới.

+ Bàn giao lại nhà cho gia chủ: Chủ nhà làm giấy mua lại nhà ( với giá tượng trưng cao hơn giá bán khi động thổ).

+ Chủ nhà làm lễ nhập trạch.

Thủ tục về nhà mới(nhập trạch) khi mượn tuổi

+ Nếu là 1 gia đình có vợ chồng con cái thì đầu tiên là vợ gia chủ cầm 1 cái gương tròn đem vào nhà trước( mặt gương soi vào nhà ), kế đến là gia chủ tự tay bưng bát nhang thờ Tổ Tiên, rồi lần lượt các người trong nhà mới đem vào Bếp lửa ( tốt nhất là Bếp còn đang cháy đỏ từ nhà cũ đem tới ), chăn nệm, gạo, nước……vv…

+ Nếu nhà vắng đàn ông thì người mẹ bưng bát nhang thờ Tổ Tiên vào trước, kế đến là con cái lần lượt mang Bếp, gạo, nước…vv…..
Chuyển đồ đạc vào nhà trước, dọn đồ cúng sau.

+ Không ai được đi tay không vào nhà. Tuồi Dần không được phụ dọn. Phụ nữ có thai không được phụ dọn ( nếu muốn phụ, thì mua 1 cây chổi mới, dùng chổi quét qua 1 lượt các đồ vật thì không sao). Trong giờ tốt, gia chủ tự tay cầm tiền bạc nữ trang, tài sản quý giá cất vào tủ.

+ Lễ vật để đi Tân Gia mà người ta quý và có ý nghĩa tốt đẹp, mang lại điều lành cho gia chủ chính là: 1 nồi cơm điện ( theo quan niệm bây giờ cho tiện ), hay 1 bộ soong nồi ( bởi ngày xưa chưa có đồ điện mà ). Đây là những món quà mang ý nghĩa sung túc, no đủ, nên ta hãy đem tặng cho người thân, bạn hữu thân tình khi họ Tân Gia nhé !

Các lễ vật cúng

+ Khi cúng động thổ, quý vị hãy chuẩn bị các lễ vật sau : ngũ quả ( là 5 loại trái cây ), bông tươi, nhang đèn,1 bộ tam sên ( 1 miếng thịt luộc, 1 con tôm luộc, 1 trứng vịt luộc ), xôi thịt, 3 miếng trầu cau ( đã têm ), giấy vàng bạc, 1 dĩa muối gạo, 3 hũ nhỏ đựng muối-gạo-nước.

+ Sau khi cúng xong, đốt giấy vàng bạc và rải muối gạo hãy động thổ. Riêng 3 hũ muối-gạo-nước thì cất lại thật kỹ. Sau này khi nhập trạch thì đem để nơi Bếp, nơi thờ cúng Táo Quân.

Xem tiếp

Liên hệ chúng tôi